Giải pháp mới dành cho dòng xe máy điện – Thiết bị đào tạo trạm sạc xe điện
Ý tưởng và sáng tạo của thế hệ trẻ học sinh, sinh viên trong bước đầu phát triển xe điện tại Việt Nam
Chàng nam sinh Ngô Việt Cường, học sinh lớp 12A11, Trường THPT Tống Văn Trân (tỉnh Nam Định) đã tiếp tục chế tạo và cho ra đời chiếc xe chạy hoàn toàn bằng năng lượng mặt trời có thể chở được khoảng 12 người với vận tốc tối đa lên tới 60km/h.( Trích nguồn: https://baotainguyenmoitruong.vn)
Ngày 21.11.2015 tại Trường đại học Bách khoa TP.HCM, những chiếc xe máy điện cộng đồng đã chính thức ra mắt thông qua lễ khánh thành Hệ thống xe máy điện cộng đồng. Đây là ý tưởng các sinh viên tại cuộc thi Green Challenge 2015. Hệ thống gồm 1 trạm xe với bộ xử lý tương tác trung tâm, 6 chiếc xe máy điện gắn với 6 trụ sạc tương ứng. Mái trạm được lắp các tấm pin năng lượng mặt trời để cung cấp nguồn điện sạc cho các xe hoạt động. Một chiếc xe sạc đầy có thế chạy được quãng đường 80km với tốc độ tối đa 45km/h. (Trích nguồn: https://baotainguyenmoitruong.vn)
Biến ý tưởng thành sản phẩm thực tế. VinFast trở thành doanh nghiệp tiên phong trong công cuộc dẫn đầu thị trường xe máy điện.
VinFast Klara là nhãn hiệu dòng xe máy chạy bằng năng lượng điện ra mắt ngày 20 tháng 11 năm 2018, thu hút nhiều mối quan tâm của khách hàng trong xu hướng tiêu dùng mới. (Trích nguồn: https://thitruong.nld.com.vn/)
Hãng Festo Didactic cung cấp giải pháp đào tạo trạm sạc xe điện thông minh. Các thiết bị đào tạo dành cho người học về lĩnh vực điện, điện tử, năng lượng tái tạo mặt trời, pin và trạm sạc xe điện hiện đại. Hệ thống đào tạo về Trạm sạc xe điện của Festo Didactic được thiết kế để đào tạo thực hành, lập kế hoạch, lắp đặt, thử nghiệm và xử lý sự cố của trạm sạc hiện đại. Tiết kế mô-đun linh hoạt cho phép dễ dàng thiết lập các cấu hình trạm sạc khác nhau.
Nội dung đào tạo Mô hình Công nghệ trạm sạc xe điện (TP 8014):
Sinh viên sẽ tuân theo chương trình đào tạo từ hiểu biết ban đầu về xe điện, pin và trạm sạc cho đến lắp đặt, điều khiển và vận hành một trạm sạc, bao gồm:
– Các loại phương tiện và chu kỳ sạc
– Chế độ sạc xe điện
– Các yếu tố nguy hiểm về điện và biện pháp bảo vệ
– Giao tiếp với EV (Electric Vehicle)
– Lắp đặt điện một pha và ba pha (Theo IEC 62196-2 Type 2)
– Các thành phần trong trạm sạc
– Khóa liên động an toàn
– RFID để nhận biết người dùng
– Điều chỉnh cài đặt hiện hành
– Quản lý năng lượng
– Vận hành và thử nghiệm
– Phân tích và xử lý sự cố